Đầu tiên, phải làm rõ ràng một số điều: Mọi game phải mang lại lợi nhuận- nếu không bạn sẽ kết thúc việc làm game rất tốn kém về tiền bạc và thời gian. Trong một bài khác, chúng ta sẽ nói về các cách kiếm tiền từ mobile game.
(http://lamgame.blogspot.com/)
(http://lamgame.blogspot.com/)
Bạn cần nhận ra khía cạnh nào là điều quan trọng nhất của một mobile game, đó chính là: Sự trải nghiệm người dùng.
Không có một trải nghiệm người dùng xuất sắc, bạn sẽ không có cơ hội để đạt được lợi nhuận. Vì thế, đó chính xác là nơi bạn cần tập trung vào và bài viết này sẽ nói. Bây giờ cùng nói về 4 Nguyên tắc để làm game mobile gây nghiện (addictive) cho người chơi.
Có 4 thứ của bất cứ game nào để tạo ra sự trải nghiệm gắn kết với trò chơi. Với chúng, user của bạn sẽ yêu thích trò chơi, chia sẻ trò chơi và sẵn lòng trả tiền cho trò chơi của bạn.
4 Nguyên tắc để làm game mobile gây nghiện (addictive) cho người chơi:
1) Mọi game nên kể một câu truyện
Một mobile game mà không có cốt truyện thì thật là ... nhàm chán và không có mục tiêu để chơi. Không có cố truyện, người chơi sẽ không có cảm nhận được kết nối vào trò chơi.
Chúng ta không nói về một số kiểu kết nối mang tính tâm linh. Chúng ta nói về sự kết nối về cảm xúc (emotional connection) chúng ta có được khi được gắn vào câu truyện khi chơi game.
Và không với việc bị cho rằng là kẻ thất bại nhất của thế giới hay người anh hùng cứu thế giới, bạn không thể thực sự gắn chặt vào trò chơi.
Không có một cốt truyện hấp dẫn, người chơi chỉ đơn thuần đang hoàn thành những chuỗi nhiệm vụ đần độn, không có mục đích. Điều gì chính xác là thứ mà bạn gái và các bà vợ của chúng ta nghĩ khi thấy chúng ta suốt ngày ngồi chơi những game mà họ cho là vô bổ, chẳng có gì thú vị ?…bởi vì họ không được Gắn kết vào câu truyện của trò chơi.
Bạn có thể dễ dàng làm điều đó bằng cách tạo một câu truyện để người chơi cảm thấy và nghĩ theo cách mà bạn muốn họ cảm thấy và nghĩ khi chơi game của bạn.
Ironhide Game Studio đã làm tốt điều này trong game tittle ‘Kingdom Rush Frontiers‘. Họ đặt câu truyện trước mỗi phần để người chơi biết được họ đang chiến đầu vì điều gì.
Điều đó có vẻ ngu ngốc, nhưng nó có hiệu quả. Tôi đắc thực sự gắn kết với trò chơi, thậm chí cười, khóc một chút khi chơi.
Tạo ra một cốt truyện khá là dễ dàng. Bạn có thể kể câu truyện qua hình ảnh và chữ như Kingdom Rush Fronties.
Một cách hay khác là sử dụng lối kể truyện in-game story. Bạn có thể điều khiển gameplay, bạn có thể chỉ dẫn user thực hiện các thao tác bạn muốn họ làm. Từ đó cho phép user học về các features của game trước khi đi vào gameplay thực sự. Điều này trái ngược với việc bỏ mặc người chơi ở một cái hồ sâu và hy vọng rằng họ sẽ học được cách bơi trong hồ.
Một cách hay khác là sử dụng lối kể truyện in-game story. Bạn có thể điều khiển gameplay, bạn có thể chỉ dẫn user thực hiện các thao tác bạn muốn họ làm. Từ đó cho phép user học về các features của game trước khi đi vào gameplay thực sự. Điều này trái ngược với việc bỏ mặc người chơi ở một cái hồ sâu và hy vọng rằng họ sẽ học được cách bơi trong hồ.
Plants Vs Zombies 2 là một ví dụ hay về kể truyện bên trong game-play.
Trước khi chơi, họ giới thiệu một nhân vật gọi là Crazy Dave, đóng vai người chỉ dẫn của trò chơi.
Trước khi chơi, họ giới thiệu một nhân vật gọi là Crazy Dave, đóng vai người chỉ dẫn của trò chơi.
Bất cứ khi nào một feature mới được giới thiệu, Crazy Dave sẽ xuất hiện ở góc trái bên dưới của màn hình và đưa ra hướng dẫn quick walk-through cho người chơi biết được chính xác họ cần làm gì.
Crazy Dave và Penny (the Time-Travelling Campervan…) cũng kể những câu truyện giữa các level, một điều khá thông minh.
2) Làm game dễ chơi.
Nếu bạn không làm điều gì khác ngoài việc áp dụng tip tiếp theo này, bạn vẫn có cơ hội lớn để làm một game hay, gắn kết người chơi và sinh lợi nhuận.
Một game hay, nuột nà, bug free sẽ đi xa hơn những game mà chúng trông như những thứ được nhào trộn bởi một đứa trẻ 6 tuổi.
Nhưng game cũng cần một điều khác quan trọng đó là Tính dễ chơi. Điều đó nghĩa là các button/thành phần quan trọng của game phải dễ dàng thao tác bằng các ngón tay, và các chức năng của chúng phải rõ ràng về mặt trực giác.
Nhưng game cũng cần một điều khác quan trọng đó là Tính dễ chơi. Điều đó nghĩa là các button/thành phần quan trọng của game phải dễ dàng thao tác bằng các ngón tay, và các chức năng của chúng phải rõ ràng về mặt trực giác.
Clash of Clans là một ví dụ tuyệt vời cho điều này. Họ tạo hầu hết các button quan trọng lớn hơn và màu mè để chúng không bị lẫn trong game. Điều này hướng cho người chơi đưa ra những sự quyết định chính xác như họ muốn làm.
Để tránh tạo sai lầm rằng người chơi sẽ thực hiện nó hay họ sẽ hiểu cách chơi, hãy cư xử với người chơi như thể họ không có một khái niệm nào về cách chơi, khi đó bạn sẽ thấy sự tăng lên về gắn kết người chơi với game của bạn.
3) Gamify game của bạn
Sử dụng các hệ thống thứ hạng, danh hiệu, thành tích và các phần thưởng đạt được khác để gamify game nhiều hơn.
Gamify là chuyển một số thành phần khác thành một game.
Dễ hiểu rằng game của bạn đã là một GAME. Nhưng ý tưởng là để người chơi thêm cuốn hút vào trò chơi bằng cách thêm các level khác nhau của gamification vào.
Điều này có thể dễ dàng bằng cách tạo một hệ thống phần thưởng cho người chơi và làm cho họ cảm thấy họ đặc biệt.
Hay Day đã làm rất tốt việc đó với hệ thống phần thưởng achievements và bonuses.
Hay Day là một social game mà bạn thực hiện nhiện vụ xây dựng nông trại. Bạn được thưởng cho việc thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
Mô hình gamification này cũng gồm hệ thống level để giữ mọi thứ được thú vị.
Mô hình gamification này cũng gồm hệ thống level để giữ mọi thứ được thú vị.
4) Test và nhào nặn gameplay
Đây là vấn đề. Phát triển mobile game khá dễ dàng, nhưng phát triển mobile game tạo ra các thử thách, gắn kết và gây nghiện thì lại rất tốn thời gian, công sức và sự sáng tạo.
Hầu hết mọi người hiểu rằng một mobile game có thể được tạo ra trong vòng 3-6 tháng. Điều mà họ không hiểu là một khi điều đó hoàn thành, sẽ mất một khoảng thời gian 1-3 tháng để cho việc nhào nặn, sửa đổi lại gameplay.
Tại sao ư?
Bởi vì rất khó để biết chính xác mọi thứ sẽ diễn ra, hoạt động/hình ảnh/cảm nhận của game đến khi bạn chơi nó.
Ví dụ: Nhân vật nhảy cao bao nhiêu? Bạn có thể bị bắn bao nhiêu mới chết? Bao nhiêu cỏ bò sẽ ăn để tạo ra sữa ...?
Những thứ đó sẽ phải được sửa chữa và test đến tận cuối qúa trình tạo ra được trải nghiệm gắn kết người chơi yêu thích.
Test game với một số người khác nhau để chắc chắn rằng gameplay là phù hợp. Nếu chưa phù hợp, bạn cần phải thay đổi lại để đảm bảo điều đó.
Nhưng việc test chưa kết thúc ở đó.
Một khi game được launch vào store, bạn cần phải phân tích trải nghiệm người chơi sử dụng các công cụ phân dích dữ liệu, sau đó sửa đổi để đạt được nhiều hơn nữa.
Không có làm tốt hơn cho việc hiểu những điều người chơi mong muốn hơn là các bộ phân tích dữ liệu. Ở các bài sau chúng ta sẽ nói về 10 App Analytics Tool phổ biến nhất cho việc này.
4 Nguyên tắc để làm game mobile gây nghiện cho người chơi dường như khá rõ ràng. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết số lượng developer KHÔNG áp dụng chúng vào việc phát triển game.
(lamgame.blogspot.com- Tổng hợp từ buzinga.com.au)